Trám răng thẩm mỹ là thủ thuật nha khoa được thực hiện để cải thiện chức năng và thẩm mỹ của răng. Nha sĩ cũng có thể sử dụng vật liệu trám răng thẩm mỹ để ngăn sâu răng lây lan và sửa chữa răng hư.
Khi nào chúng ta nên trám răng thẩm mỹ?
- Trám răng thẩm mỹ thường được dùng để khắc phục hậu quả và điều trị sâu răng.
- Phục hồi hình dạng, chức năng của răng bị nứt vỡ, sứt mẻ.
- Ngăn chặn tình trạng mòn cổ răng, mất men răng do tụt nướu.
- Những trường hợp sâu răng giai đoạn sớm, chưa ảnh hưởng đến tủy, trám răng giúp điều trị sâu răng hiệu quả.
- Phục hồi chức năng răng và cải thiện nụ cười.
- Trám răng thưa cải thiện thẩm mỹ.
Lợi ích của trám răng thẩm mỹ
Miếng trám sẽ tự cứng lại chỉ trong vài giây, người bệnh không phải chờ đợi lâu hoặc mất thời gian hồi phục sau thủ thuật. Trám răng không ảnh hưởng nhiều đến thời gian của công việc.
Tuổi thọ của trám răng thẩm mỹ cao lên đến 10 năm.
Độ cứng và chịu lực tốt của các chất trám giúp phục hồi chức năng của răng, giúp bạn ăn uống, nhai thực phẩm dễ dàng hơn.

Trám răng không làm thay đổi cấu trúc răng mà còn giúp bảo tồn và tái tạo phần mô răng đã bị hủy hoại do sâu răng, ngăn sâu răng tiến triển, lan rộng.
Trong suốt quá trình thực hiện thủ thuật, người bệnh không thấy đau, nhức, khó chịu.
Chất liệu dùng để trám răng thẩm mỹ
Chất trám màu trắng được làm từ nhựa composite – hỗn hợp của nhựa và thủy tinh.
Trám răng thẩm mỹ bằng composite thường được sử dụng để trám răng ở vị trí có thể nhìn thấy, màu sắc tự nhiên phù hợp với răng.
Trám răng Glass Ionomer Cement (GIC): vật liệu này cũng có màu giống màu răng và được làm từ bột thủy tinh có khả năng liên kết với răng.
Trám vàng: vật liệu là hợp kim của đồng, vàng và các kim loại khác. Đây là loại vật liệu trám bền, có tuổi thọ từ 20 năm trở lên.